;

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013

Bảo quản đồ ăn trong tủ lạnh

 Trung tâm điện lạnh bách khoa chuyên sửa tủ lạnh uy tín chất lượng tại Hà Nội và các tỉnh thành xin giới thiệu tới quý khách hàng cách bảo quản tủ lạnh
Ai cũng nghĩ cách bảo quản đồ ăn trong tủ lạnh “dễ ợt”, chỉ cần cho vào là xong. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, còn rất nhiều sai lầm khi bảo quản đồ ăn trong tủ lạnh khiến tủ lạnh bị nhiễm khuẩn, đồ ăn nhanh hỏng…

Thức ăn thừa “vô tư” cho vào tủ lạnh. Nhiều gia đình có thói quen “tống” thức ăn thừa sau bữa ăn vào tủ lạnh với quan niệm: Vừa an toàn khỏi kiến, gián, mèo, chuột… vừa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Vì thế, nhiều đồ ăn thừa cũng được để nguyên trên đĩa, bát và đưa vào tủ lạnh bảo quản cho bữa ăn hôm sau. Thậm chí, nhiều món ăn có mùi, độ mặn như bát nước mắm, đĩa cá kho ăn còn thừa cũng được để vào tủ lạnh mà không hề được đậy nắp hay túi bóng bảo quản.

Theo PGS.TS Nguyễn Đức Lợi - Viện Khoa học nhiệt lạnh, Đại học Bách khoa Hà Nội, bảo quản đồ ăn trong tủ lạnh là cách làm khoa học, nhưng việc xem tủ lạnh là nơi cất thức ăn thừa lại là quan niệm hoàn toàn phi khoa học. Với nhiệt độ làm mát hoặc lạnh vừa phải của tủ lạnh, một số loài vi khuẩn chỉ bị làm ngưng hoặc giảm hoạt động chứ không bị tiêu diệt hoàn toàn. Còn một số vi khuẩn khác vẫn phát triển, đó là chưa kể đến có nhiều loại vi khuẩn hiện nay rất ưa lạnh.

Chúng có thể sống và phát triển ở nhiệt độ -20oC đến -30oC. Vì thế, khi bảo quản đồ ăn thừa trong tủ lạnh, cần đậy kín, để đúng ngăn bảo quản đồ ăn để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào các đồ ăn khác. Ngoài ra, đây cũng là cách để ngăn mùi và vị mặn có trong đồ ăn bốc hơi bay vào lốc máy. Cũng theo PGS Nguyễn Đức Lợi, chất mặn có trong đồ ăn bị hút vào hệ thống dàn bay hơi, làm han gỉ quạt và dàn bay hơi. Ngoài ra, nên đậy thức ăn để giúp đồ ăn không bị khô vì độ ẩm trong tủ lạnh chỉ khoảng 19%.

Bảo quản đồ ăn trong tủ lạnh đúng cách để ngừa vi khuẩn xâm nhập

Đồ ăn trong tủ lạnh không được giữ quá lâu, kể cả bảo quản ở ngăn đá. Nhiều đồ ăn bảo quản được 1 tuần như thịt, cá kho… nhưng cũng có những đồ ăn chỉ bảo quản được 1 ngày như canh, rau xào… Nếu không xử lý sớm, các loại đồ ăn này có thể bị hỏng, thậm chí gây ra nhiều chất độc hại cho cơ thể. “Nhiều người nghĩ bỏ vào tủ lạnh đến khi nào cũng được nhưng khi đưa ra ăn lại bị nhiễm độc. Các vi khuẩn vẫn phát triển gây nên nấm mốc, vi sinh chuyển hóa thành các chất gây độc cho cơ thể” - PGS Nguyễn Đức Lợi cho biết.

Thói quen bảo quản thức ăn chưa được sơ chế sau khi đi chợ về cũng không đảm bảo an toàn, nhất là nhiều người đi chợ về bỏ hẳn cả túi nilon vào tủ chờ khi nào ăn mới làm sạch. Với thói quen này, những túi đồ ăn và thực phẩm bị dính bẩn từ nhiều nguồn vi khuẩn khác nhau từ chợ sẽ bị đưa luôn vào tủ lạnh gây ô nhiễm cho chính các đồ ăn có trong tủ.

Theo Ths Hồ Xuân Tùng - Phó Giám đốc Trung tâm Chăn nuôi và huấn luyện gia cầm, Viện Chăn nuôi Quốc gia cho biết, trứng bị dính bẩn không nên để từng quả vào tủ lạnh bảo quản. Vi khuẩn có trong các vết bẩn sẽ sinh sôi nảy nở khiến tủ lạnh dễ bị nhiễm khuẩn theo.

Tuy nhiên, cũng theo ThS Tùng, nếu rửa trứng mà không ăn trong thời gian ngắn cũng sẽ khiến trứng dễ bị hỏng vì lớp phấn bên ngoài vỏ giúp trứng ngăn được vi khuẩn và nước xâm nhập vào đã bị rửa trôi mất. Vì thế, nếu ăn vài ngày trở lên, nên mua quả trứng có bề mặt vỏ sạch, bỏ vào túi nilon buộc lại rồi hãy cho vào tủ lạnh.

Còn PGS Nguyễn Đức Lợi cho rằng, chia ngăn để đồ ăn đúng cách cũng là một biện pháp khoa học giúp bảo quản đồ ăn tốt. Ngăn đá thường có nhiệt độ -10oC để bảo quản đồ ăn đông. Các ngăn dưới đều được phân ra đựng đồ ăn chín và đồ ăn sống, đựng hoa quả... Tất cả đồ ăn, hoa quả đều phải cho vào khay, hộp, túi nilon đựng và đậy kín tránh bay mùi, nước nhỏ ra khắp tủ lạnh.

Các chuyên gia khuyên, hoa quả, đồ ăn liền nên bảo quản túi chuyên biệt. Đối với đồ ăn chín nên nấu lại để đảm bảo diệt khuẩn, chỉ nấu phần có thể ăn hết, tránh nấu lại toàn bộ vừa tốn năng lượng vừa mất công.
nguồn :http://suare24h.com/bao-quan-do-an-trong-tu-lanh-a47.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét