;

Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2013

Những điều cần biết khi đăng ký nhãn hiệu

Nhãn hiệu được sử dụng để giúp cho người tiêu dùng dễ dàng hơn trong việc nhận biết hàng hóa hoặc dịch vụ, cũng như chất lượng và giá trị của chúng. Do vậy, nhãn hiệu có thể được coi là công cụ truyền thông được nhà sản xuất sử dụng để thu hút khách hàng, là tài sản vô giá của mỗi doanh nghiệp trên thị trường.
Nhãn hiệu là gì
Nhãn hiệu là những dấu hiệu để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
Có các loại nhãn hiệu:
  •    Nhãn hiệu tập thể
  •    Nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ
  •    Nhãn hiệu nổi tiếng   Nhãn hiệu chứng nhận
  •    Nhãn hiệu liên kết
  •     Chỉ dẫn địa lý.
Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ
Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.
Các yếu tố có khả năng từ chối khi đăng ký nhãn hiệu
Không có khả năng thực hiện chức năng phân biệt của Nhãn hiệu.
Đã thuộc quyền của người khác :

Trùng hoặc tương tự với những đối tượng đã thuộc quyền của người khác, gồm tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, quyền tác giả.
Trùng với tên riêng, biểu tượng, hình ảnh của quốc gia, địa phương, danh nhân, tổ chức của Việt Nam và nước ngoài (trừ trường hợp được phép của các cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền).
Trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được đăng ký hoặc nộp đơn đăng ký sớm hơn, hoặc được coi là nổi tiếng hoặc được thừa nhận rộng rãi.

Mỗi một nhãn hiệu dùng cho một sản phẩm,dịch vụ nhất định chỉ thuộc về một chủ thể duy nhất – là người nộp đơn đăng ký đầu tiên. Vì vậy,để tránh đầu tư công sức và chi phí vô ích, trước khi nộp đơn đăng ký, doanh nghiệp cần biết chắc nhãn hiệu mà mình muốn đăng ký chưa thuộc về người khác hoặc chưa có người nào khác nộp đơn đăng ký.
Quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu
Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.
Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó.
Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hoá, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đó.
Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:
Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hoá, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh.
Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ.
Người có quyền đăng ký quy định tại các khoản trên. Điều này, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.
Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.
Thời hạn xử lý đơn đăng ký Nhãn hiệu
Đơn đăng ký Nhãn hiệu được thẩm định hình thức trong thời hạn một tháng kể từ ngày nộp đơn. Nếu đơn đáp ứng về mặt hình thức, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp sẽ ra thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.
Đơn đăng ký Nhãn hiệu sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ.
Đơn đăng ký Nhãn hiệu được thẩm định nội dung trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Nếu nhãn hiệu đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp sẽ ra thông báo thời gian để người nộp đơn nộp lệ phí cấp và đăng bạ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu
Văn bằng bảo hộ với nhãn hiệu được gọi là “Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu”.
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ, và có thể được gia hạn liên tiếp nhiều lần, mỗi lần là 10 năm.
Tại sao phải đăng ký bảo vệ nhãn hiệu ?
Ngăn chặn hàng hóa, dịch vụ tương tự gây nhần lẫn.
Làm cơ sở pháp lí khi xảy ra tranh chấp.
Là cơ sở để li-xăng hoặc chuyển giao quyền.
Làm chứng từ vay vốn hoặc làm các công việc khác.
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu
Thông tin chủ sở hữu: Giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc CMND (bản chứng thực).
Mẫu nhãn hiệu – logo cần đăng ký bảo hộ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét